Tuyển tập thơ, câu đố, trò chơi theo chuyên đề thiên nhiên

Thứ sáu - 14/11/2014 11:09

Tuyển tập thơ, câu đố, trò chơi theo chuyên đề thiên nhiên

TƯỚI RAU
Tưới cho rau muống ttốt tươi.
Tỏi, hành lớn cọng, chọc trời mà lên.
Tưới cho rau ngổ, rau dền.
Ngọn lên chóng lớn để đền công ta.
Tưới cho hành lớn củ ra.
Tưới cho cải bẹ thuận hoè vừa cao.
Có con sáo đậu bờ rào.
Nhìn bé tưới nước, hát chào líu lo.
                       ( Sưu tầm)

RÉT VỀ, EM CHỐNG
Thu đi, là đông đã về
Gió khô, gió lạnh buốt tê chân rồi
Tất, giày em xỏ nhanh thôi
Quần áo mặc ấm, đến ngồi bên cha
Khi sân ngập ánh nắng vàng Ra chợ cùng mẹ, xách làn em vui!
                       ( Sưu tầm)

 
VÈ ĐÁ CUỘI
Ve vẻ vè ve
Nghe vè đá cuội
Ngủ lười dưới núi.
Chẳng biết làm chi .
Khi mùa đông tới.
Nhà trường mở hội.
Thi tạo môi trường.
Tất cả mọi nơi.
Trở về dưới núi.
Đem hòn đá cuội.
 
Về trường dự thi.
Vừa làm đường đi.
Vừa làm trải nghiệm.
Đá nay vất vả.
Chẳng dám lười đâu.
Giúp bé hiểu mau.
Những điều khám phá.
Vẻ đẹp tự nhiên.
Là hòn đá cuội.
 
Tác giả: Cao Thị Xuân

 
 GIỮ VỆ SINH

Trường em Diễn Cát
Sạch sẽ xanh tươi
Mùa lá vàng rơi
Em chăm nhặt lá
Bỏ vào thùng rác
          
 Để cho sân trường
Luôn luôn sạch đẹp
Bảo vệ môi trường
Được cô yêu mến.
                        
ST : Phạm Thị Lan

 
CÂU ĐỐ
1) Quanh năm đứng ở vệ đường
Các bạn qua lại hãy thương cho cùng
Cái gì các bạn chẳng dùng
Đưa tôi giữ hộ, vứt vung người cười
Là cái gì? ( Thùng rác)
ST: Đặng Thị Quyển

 2) Túi gì dùng để đựng
Lỡ tay vứt ra đường
Túi theo mưa xuống cống
Chặn đường nước thải trôi
Gây lụt khắp mọi nơi?
Là túi gì?  ( Túi ni lông)
ST: Nguyễn Thị KHuyên


3) Tôi ở khắp mọi nơi
Có ích , có hại từ nơi người dùng
Phân loại quan trọng vô cùng
Môi trường xanh sạch việc  chung mọi người
Là gì? ( Rác )
    ST: Lê Thị Thơ Mây


4) Nghề gì vất vả ai ơi
Tay  đưa chổi quét  sạch  nơi phố phường
Trong nhà ngoài ngõ tinh tươm
Nhờ ơn cô, bác sớm trưa chuyên cần?
Là ai?  ( Cô, Bác lao công)
ST: Nguyễn Thuý An

 
 
III. TRÒ CHƠI
          Trò chơi:1
NÊN HAY KHÔNG NÊN
1. Mục đích
Giúp trẻ nhận biết những hành động nên làm và không nên làm đối với cây cối. Qua đó, giáo dục trẻ ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây cối.
Phát triển khả năng phân loại, phân nhóm cho trẻ.
2. Chuẩn bị
Bảng cài, bộ tranh thể hiện hành động của con ngươid đối với cây cối (Ví dụ: Chặt cây, tưới cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên cỏ...).
Hình mặt cười, mặt mếu.
3. Luật chơi
Xếp những bức tranh thể hiện hành động đúng với cây cối vào cột “nên” – mặt cười, những bức tranh thểb hiện hành động sai vào cột “không nên” – mặt mếu.
4. Tiến hành
Giáo viên trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây cối dẫn dắt trẻ đến với trò chơi “Nên hay không nên ?”.
Có 3 cách tiến hành:
Cách 1: Cô đưa ra hiệu lệnh “nên”, “không nên”, trẻ chọn đúng những bức tranh thể hiện thái độ, hành động đối với cây cối theo yêu cầu của cô.
Cách 2: Trẻ đánh dấu (x) vào dưới những bức tranh thể hiện thái độ, hành động đúng với cây cối.
Cách 3: Giáo viên sử dụng bảng cài chia thành 2 cột. Một cột là hành động đúng ( có hình mặt cười), một cột là hành động sai (có hình mặt mếu). Trẻ nhặt tranh và cài theo cột. Đội nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. Chơi
Xong, cô cho trẻ kể lại các hành động và nêu ý kiến của riêng mình. Cách này có thể chơi theo nhóm dưới hình thức thi đua hoặc chơi theo cá nhân.


 
 
                                                  TK: Cao Thị Chung

 
Trò chơi2 : GIA ĐÌNH NGĂN  NẮP
1.Mục đích
Giúp trẻ nhận biết các đồ dùng gia đình theo công dụng, chất liệu
Giúp trẻ biết sắp xếp các đồ dùng gia đình gọn gàng, ngăn nắp
Giúp trẻ nhận biết màu sắc
2.Chuẩn bị
Các đồ chơi, đồ dùng gia đình như: cốc, chén, bát,đĩa, nồi, chảo, gối...
Giá để đồ chơi các màu
3. Luật chơi
Trẻ phải đưa đồ vật giáo viên yêu cầu về đúng giá đồ vật đó, không được để rơi
4. Tiến hành
Giáo viên chia trẻ trở thành 2 đội. Cho tất cả đồ chơi vào một rổ và để ở vị trí phía trên 2 đội, giữa vạch xuất phát.
Giáo viên lần lượt ra yêu cầu. Ví dụ: “Hãy xếp các đồ dùng bằng gỗ lên giá màu xanh”.
Khi có yêu cầu, mỗi đội cử một trẻ nhanh chóng chạy lên rổ đồ chời, chọn một đồ chơi bằng gỗ và đem xếp lên giá màu xanh. Nếu để đồ chơi rơi xuống đất sẽ không được tính đồ chơi đó. Khi trẻ xếp xong đồ chơi, trở về vị trí thì trẻ khác tiếp tục lên. Giáo viên có thể thay đổi hiệu lệnh liên tục.
Kết thúc trò chơi, đội nào xếp được đúng và nhiều đồ chơi lên giá, đồ chơi sáp xếp gọn gàng hơn sẽ thắng cuộc.
                                                                       TK: Cao Thị Chung
 
 
                                         Trò chơi:3 ĐÔ-MI-NÔ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Mục đích:

Giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết các hình ảnh về biến đổi khí hậu và các hành động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
2. Chuẩn bị:
28-36 quân đô-mi-nô, một nửa có số, một nửa là hình vẽ các biểu hiện, cách phòng chống về biến đổi khí hậu.
3. Luật chơi:
Chơi như cách chơi đô-mi-nô thông thường
4. Cách chơi:
Từng cặp trẻ ngồi quanh bàn, Chơi như chơi trò đô mi nô, nhưng các đô mi nô có một đầu là chữ số, còn đầu kia là hình ảnh về các biểu hiện, cách phòng chống về biến đổi khí hậu. Trẻ thay phiên nhau xếp nối tiếp quân đô mi nô có chứa hình ảnh biểu tượng và cách phòng chống biến đổi khí hjậu giông tương đương nhau, Ai không xếp được nữa là thua.

                                                                                      TK: Cao Thị Chung
 
 
                                   Trò chơi:4  NGÔI NHÀ XANH NHỎ
1. Mục đích
Giúp trẻ hiểu được hoạt động trồng cây, từ đó yêu quý và biết chăm sóc cây xanh
2. Chuẩn bị
Một chậu đất nhỏ, một chậu thuỷ tinh hoặc lọ thuỷ tinh to có thể úp lên trên chậu đất
Một ít hạt
3. Tiến hành
Ngâm hạt vào nước ấm vài ba tiếng rồi vớt ra
Gieo hạt vào chậu đất, tưới nước cho đất ẩm
Úp chậu thuỷ tinh (hoặc lọ) lên chậu đất. Đặt chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời
Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi sự thay đổi của chậu đất (hạt nảy mầm, mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp)
                                                               TK: Cao Thị Chung
 
 
 
   Trò chơi 5: Ai biết bảo vệ cơ thể?
1. Mục đích:
Giúp trẻ biết cách bảo vệ cơ thể khi đi mưa, đi nắng
2. Chuẩn bị:
Kính, khẩu  trang, áo mưa, ủng, mũ, găng tay.
3. Luật chơi:
Trẻ chọn đúng các đồ vật dùng khi  trời nắng/ trời mưa tương ứng với hiệu lệnh  Mưa/ Nắng và mặc hoặc đeo vào
4. Tiến hành:
Tổ chức theo nhóm  hoặc cả tập thể lớp
Giáo viên để tất cả các đồ vật lên bàn, trẻ đi vòng ttròn, vừa đi vừa hát . Khi  giáo viên nói: “Trời mưa” trẻ chạy nhanh đến bàn và chọn đồ dùng đi mưa sau đó đeo hoặc mặc vào. Trẻ nào không chọn được hoặc chọn không đúng thì phải hát bài hát nói về “ Mưa”
Tương tự “ Trời nắng” và giáo viên có thể thay đổi hiệu lệnh cho trẻ chơi.
                                                                                           TK: Cao Thị Chung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Nguồn tin: mamnondiencat.dienchau.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
XEM NHIỀU NHẤT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay24
  • Tháng hiện tại3,451
  • Tổng lượt truy cập203,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây